5 Bức Tranh Trừu Tượng Nổi Tiếng Thế Giới

tranh-truu-tuong-noi-tieng-the-gioi

Tranh trừu tượng là một trong những trường phái nghệ thuật khó diễn tả nhất, khó hiểu và tùy vào cảm nhận của người thưởng thức chúng.  Có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế giới hội họa hiện đại. Với sự tự do trong biểu đạt cảm xúc và sự phá vỡ các quy tắc hình ảnh truyền thống, tranh trừu tượng đã tạo nên nhiều tác phẩm kinh điển, còn nguyên giá trị nghệ thuật cho đến ngày nay. Tranh đồng vàng sẽ giúp bạn hiểu hơn về những bức tranh trừu tượng nổi tiếng nhất thế giới và tìm hiểu về các nghệ sĩ đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của trường phái hội họa này.

tranh-truu-tuong-phong-khach
Tranh trừu tượng phòng khách

Giới Thiệu Về Tranh Trừu Tượng

Tranh trừu tượng ( tiếng anh : abstract art ) không cố gắng mô tả thế giới thực một cách chính xác một vật thể, con vật hay một hoạt động cụ thể nào. Mà thay vào đó tập trung vào màu sắc, hình khối, và đường nét để thể hiện cảm xúc, ý tưởng hoặc khái niệm không rõ ràng, mạch lạc. Phong cách này bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ XX và nhanh chóng trở thành một trường phái nghệ thuật nổi bật, thay đổi cách nhìn nhận về nghệ thuật, cũng như từ các nhà phê bình.

tranh-truu-tuong-khi-phu-nu-khoc

Tranh trừu tượng đã phá vỡ các quy tắc truyền thống của hội họa thời điểm đó, nơi mà hình ảnh và vật thể được vẽ một cách rõ ràng, chi tiết qua từng nét vẽ. Thay vào đó, nó cho phép người nghệ sĩ tự do, ngẫu nhiên, không bị gò bó sử dụng các yếu tố hình ảnh để tạo nên tác phẩm, đôi khi không cần phải dựa trên hình ảnh thực tế. Chính vì vậy đã mang đến một hướng đi mới, đầy thách thức và sáng tạo cho nghệ thuật.

5 Những Bức Tranh Trừu Tượng Nổi Tiếng Thế Giới

Composition VII – Wassily Kandinsky

Composition VII (được vẽ vào năm 1913) là một trong những bức tranh trừu tượng nổi tiếng thế giới nhất của Wassily Kandinsky, người được coi là sáng lập của trường phái trừu tượng. Bức tranh là sự bùng nổ của màu sắc và hình khối, mang lại cảm giác hỗn loạn và năng động. Với cách sắp xếp các đường nét và màu ngẫu nhiên, Kandinsky không chỉ thể hiện sự trừu tượng mà còn đưa người xem vào một thế giới cảm xúc mãnh liệt.

Tranh trừu tượng Composition VII Wassily Kandinsky

Composition VII không phải là tác phẩm tái hiện lại bất kỳ hình ảnh thực tế nào, mà thay vào đó, bức tranh tập trung vào việc thể hiện cảm giác của sự chuyển động và thay đổi không ngừng. Đây là tác phẩm đại diện cho sự kết hợp giữa âm nhạc và hội họa, với mỗi màu sắc và đường nét mà chúng ta nhìn thấy giống như một nốt nhạc trong bản giao hưởng.

Guernica – Pablo Picasso

Nhắc đến Picasso là nhắc đến trường phái lập thể nhưng trong số đó vẫn có 1 bức tranh nổi tiếng thuộc trường phái trừu tượng – Guernica (1937) là một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của Pablo Picasso. Và mặc dù không hoàn toàn trừu tượng, nó vẫn chứa đựng nhiều yếu tố của phong cách này. Bức tranh miêu tả cảnh hoang tàn của thành phố Guernica trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha trước chiến tranh Thế giới lần 2. Với các hình ảnh đau thương, biến dạng để thể hiện nỗi đau và sự kinh hoàng của chiến tranh.

Tranh trừu tượng thành phố Guernica
Tranh trừu tượng thành phố Guernica

Guernica sử dụng các hình khối méo mó và màu sắc u ám, ảm đạm để truyền tải thông điệp mạnh mẽ về sự hủy diệt của chiến tranh, bần cùng của sự sống. Bức tranh đã trở thành biểu tượng của hòa bình và chống lại bạo lực, được ngưỡng mộ trên toàn thế giới.

Number 1, 1950 (Lavender Mist) – Jackson Pollock

Jackson Pollock là một nghệ sĩ nổi tiếng với phong cách vẽ “drip painting” (vẽ nhỏ giọt), trong đó ông để màu sơn nhỏ từng giọt tự nhiên lên mặt canvas, tạo nên những đường nét ngẫu hứng nhưng mạnh mẽ. Number 1, 1950 (Lavender Mist) là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của ông, thể hiện sự tự do tuyệt đối trong nghệ thuật trừu tượng.Với những tone màu trầm thể hiện sự điềm đạm của tác giả.

tranh-truu-tuong-Lavender-Mist
Tranh trừu tượng Lavender Mist

Bức tranh được tạo ra bằng cách nhỏ từng giọt sơn tự do chảy trên bề mặt vải, không theo bất kỳ quy tắc hay hình ảnh cụ thể nào. Phong cách này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nghệ thuật, khi người nghệ sĩ không còn là người kiểm soát hoàn toàn quá trình sáng tạo, mà để mặc các yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò quyết định làm nên tác phẩm. 

Broadway Boogie Woogie – Piet Mondrian

Broadway Boogie Woogie (1942-1943) là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Piet Mondrian, được ông vẽ ra trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2, đại diện cho phong cách trừu tượng hình học. Bức tranh được lấy cảm hứng từ nhịp điệu sống động của thành phố New York sống động và âm nhạc Boogie Woogie, với các đường kẻ và ô vuông màu sắc đại diện cho các khu phố và đường phố trong thành phố New York lúc bấy giờ.

Tranh trừu tượng Broadway Boogie Woogie

Bức tranh này thể hiện sự cân bằng và đối xứng hoàn hảo trong từng nét vẽ, đồng thời sử dụng màu sắc tươi sáng để tạo cảm giác chuyển động liên tục, mang hàm ý nghĩa tích cực cho bức tranh. Broadway Boogie Woogie được xem là một ví dụ hoàn hảo về sự kết hợp giữa hình học và trừu tượng trong nghệ thuật.

Black Square (Hình vuông đen) – Kazimir Malevich

Black Square (1915) của Kazimir Malevich là một tác phẩm trừu tượng mang tính cách mạng, mở ra phong trào Suprematism với những đường nét cơ bản. Bức tranh chỉ đơn giản là một hình vuông màu đen trên nền trắng, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa triết học sâu sắc. Black Square thể hiện sự tối giản tột độ, loại bỏ mọi yếu tố của hiện thực và thay vào đó tập trung vào khái niệm thuần túy.

Tranh trừu tượng hình vuông đen

Bức tranh này đã gây ra nhiều tranh cãi khi mới ra mắt, nhưng theo thời gian, nó trở thành một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử nghệ thuật hiện đại.


Sự Ảnh Hưởng Của Tranh Trừu Tượng Đến Nghệ Thuật Đương Đại

Tranh trừu tượng không chỉ mang lại sự tự do sáng tạo cho người nghệ sĩ, mà còn mở ra nhiều cánh cửa cho nghệ thuật đương đại. Không bị gò bó bởi những quy tắc, khuôn khổ của giới hội họa mà nó tạo ra những cảm hứng tự nhiên, thổi một làn gió mới vào nghệ thuật. Các nghệ sĩ hiện đại như Mark Rothko, Cy Twombly, và Gerhard Richter đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tác phẩm trừu tượng ban đầu, và họ tiếp tục phát triển phong cách này với sự đổi mới và sáng tạo.

Tranh trừu tượng đã thay đổi cách mà họa sĩ tạo ra nó mà còn thay đổi cả người xem tiếp cận và hiểu về nghệ thuật. Không cần phải dựa vào hình ảnh cụ thể, nó cho phép mỗi người cảm nhận tác phẩm theo cách riêng của mình, tạo ra một sự kết nối cá nhân giữa người nghệ sĩ và người xem. Những thứ phá cách, không theo bất kỳ một khuôn khổ nào khác đều được thể hiện qua những bức vẽ trừu tượng.


Tại Sao Tranh Trừu Tượng Lại Được Yêu Thích Trên Toàn Thế Giới?

Tranh trừu tượng mang đến sự đa dạng vô tận trong cách biểu đạt cảm xúc và ý tưởng, điều này khiến nó phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Mỗi bức tranh trừu tượng là duy nhất và có thể gợi mở cho người xem những suy nghĩ và cảm xúc khác nhau.

Sự tự do trong nghệ thuật trừu tượng cũng cho phép người xem tìm thấy cảm hứng và sự thư giãn. Nhiều người chọn tranh trừu tượng để trang trí nhà cửa vì nó không chỉ mang tính nghệ thuật mà còn giúp tạo nên một không gian sống động và sáng tạo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *